Chiết trung là một loại phong cách hỗn hợp trong nghệ thuật: “vay mượn một loạt các phong cách có nguồn gốc khác nhau và kết hợp chúng trong một phong cách duy nhất”. Thuyết Chiết trung bao gồm đầy đủ các thành phần của thực tế xã hội vì thế nó thực sự thích hợp trong giai đoạn này
Chiết trung là gì ?
(chiết: gẫy; trung: giữa) Chiết trung có tính chất trung hoà một cách máy móc những quan điểm khác hẳn nhau.
Phong cách chiết trung:
Bối cảnh ra đời: Xuất hiện lần đầu tiên vào nửa sau thế kỉ XIX ,giai đoạn bùng nổ thông tin làm các hình ảnh và văn hóa từ các nơi trên thế giới hòa nhập với nhau . Nên trong bối cảnh này, kiến trúc nghệ thuật cũng ko thể được cam kết bởi bất kỳ một phong cách cụ thể nào.
Phong cách chiết trung là một loại phong cách hỗn hợp trong nghệ thuật: “vay mượn một loạt các phong cách có nguồn gốc khác nhau và kết hợp chúng trong một phong cách duy nhất”. Thuyết Chiết trung bao gồm đầy đủ các thành phần của thực tế xã hội vì thế nó thực sự thích hợp trong giai đoạn này
Thời gian đầu, chiết trung là sự thể hiện quan điểm của tầng lớp tư sản hãnh tiến ít hiểu biết về nghệ thuật và kiến trúc song muốn phô diễn sự giàu có và thị hiếu khác lạ về nghệ thuật của họ thông qua hình thức trang trí cầu kì mà chưa tính đến hiệu quả về mặt thẩm mỹ.
Chủ nghĩa chiết trung thời kỳ này được cho là sự trốn tránh cái khó, là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng.Tuy nhiên, những giai đoạn sau (giai đoạn kiến trúc Hậu hiện đại) xu hướng thiết kế triết trung đã có những tiến bộ đáng kể, mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.
Chiết trung không phải nhằm mục đích tỉ mỉ bắt chước phong cách, mà là một cách tiếp cận linh họat, không giữ cứng nhắc một mô hình duy nhất . Tuy khá thoải mái trong quá trình thiết kế nhưng tổng thể không gian cần đảm bảo các yếu tố sau đây :
1. Sự cân bằng
Đây là nguyên tắc cơ bản cho bất kì phong cách nào nhưng càng được coi trọng hơn trong phong cách chiết trung. Vì, Chiết trung tập trung rất nhiều yếu tố, cũng như màu sắc và công năng…sự cân bằng sẽ dung hòa các yếu tố trên trở nên hòa hợp, mới lạ và độc đáo hơn trong không gian tổng thể.
2. Đối lập theo nguyên tắc
Đối lập là một phần của sự cân bằng, tuy nhiên đối lập, tương phản cần đi theo một nguyên tắc rõ ràng. Ví dụ:
- Bạn có thể sử dụng hai loại ghế sofa khác nhau hoàn toàn về màu sắc và kiểu dáng, tuy nhiên chúng sẽ phải tương đồng về kích thước bên ngoài,và đặt đối xứng nhao qua trục
- Sự đối lập còn diễn ra ở sự lựa chọn màu sắc : nóng và lạnh.: sofa coral hết hợp với một chiếc sofa cổ điển màu trắng.
3. Sự lặp lại
Phong cách chiết trung đặc trưng bởi cách trang trí bằng hoa văn và màu sắc. Sự kết hợp từ nhiều loại kiểu dáng, hoa văn được thống nhất qua cách bố trí lặp lại : lặp lại những họa tiết hoa văn, lặp lại những chi tiết màu sắc… hình thành nên một mảng họa tiết lớn ,làm nền cho không gian, nhịp nhàng và tinh xảo.
Hãy tưởng tượng khi bạn có quá nhiều yếu tố khác nhau thì cách sắp xếp chúng theo hàng lối lặp lại vị trí là cách tốt nhất để tạo ra một không gian chặt chẽ
4. Chất liệu
Không giới hạn trong việc sử dụng chất liệu, màu sắc : da, vải thô, gỗ, kim loại... các chất liệu này được kết hợp một cách tự do đầy ngẫu hứng. Tuy nhiên, cách đơn giản để dễ dàng đẩy tính chiết trung lên cao, bạn chỉ cần đưa vào những họa tiết hoa văn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Thông qua chất liệu không gian nội thất để hiện được chiều sâu của xu hướng chiết trung.
5.Màu sắc
Thiết kế nội thất xu hướng chiết trung khá thoải mái trong vấn đề lựa chọn màu sắc. có thể kết hợp giữa nhiều sắc thái khác nhau của một tone màu hoặc có thể kết hợp giữa nhiều gam màu rực rỡ với nhau. Trong trường hợp một không gian có nhiều gam màu, tốt nhất nên có một mảng màu trung lập giúp gắn kết các yếu tố riêng lẻ. Sự thoải mái trong phong cách còn thể hiện ở việc phối trộn màu sắc theo công thức cá nhân.
Bên cạnh những gam màu rực rỡ, màu nâu vàng được sử dụng như màu sắc liên kết
Sự kết hợp giữa nhiều sắc thái khác nhau của một tone màu
6. Nền đơn giản
Sử dụng một phông nền đơn giản: tức phông nền có sự đồng nhất về màu sắc, hoa văn, hoặc vật liệu…sẽ dễ dàng cho bạn mang vào những màu sắc cá tính mà không sợ sự xung đột giữa chúng. Bạn có thể chọn biện pháp an toàn là sử dụng tường màu trắng cho không gian chiết trung. Nhưng đôi khi nó lại mang đến sự đơn điệu, hãy thử dùng màu sắc khác như những màu đã có trong phòng, làm điểm nhấn cho một mảng tường hoặc trần nhà.
7. Điểm nhấn
Được đặt trưng bởi nhiều yếu tố độc đáo, nổi bật, nhưng đứng cạnh nhau các yếu tố tự nó xung đột, kiềm hãm lẫn nhau. Vì vậy rất cần thiết một điểm nhấn cho toàn bộ không gian nội thất, đó có thể là một vật trang trí khác biệt, hoặc món đồ có được trong chuyến du lịch, hay cũng có thể sử dụng màu sắc để làm điểm nhấn cho không gian.
Quả địa cầu có được trong chuyến du lịch, xuất hiện bên cạnh chiếc ghế trứng làm không gian thêm thú vị và hấp dẫn.
8. Săn đồ cổ
Trong phong cách nội thất chiết trung, bạn có thể tùy hứng sử dụng các đồ nội thất cổ điển, hay hiện đại và kết hợp chúng với nhau, miễn sao bạn thích thú với ý tưởng của mình và thấy nó hợp lý.
Phong cách thiết kế chiết trung thể hiện nguồn cảm hứng và ý tưởng nhờ vào sự tự do sáng tạo trong việc kết hợp mang tính ngẫu hứng. Mặc dù vậy, đã từng có thời kì phong cách này bị chỉ trích vì chỉ mang tính phong trào. Nhưng chính sự đổi mới và phát triển trong những giai đoạn tiếp theo đã tạo nên những bước tiến có ý nghĩa lịch sử khiến phong cách chiết trung không còn là xu hướng mà là một phong cách thiết kế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là kiến trúc và trang trí nội thất
Interior Passion tự hào là đơn vị thiết kế nội thất phong cách chiết trung hàng đầu quận 7 với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động và triển khai hàng trăm dự án thiết kế và thi công nội thất căn hộ tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi sẽ mang đến quí khách hàng những sản phẩm đẳng cấp, tiện nghi trong từng phong cách sống. Liên hệ với chúng tôi tại thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ:
Địa chỉ: 281 Lê Văn Lương, P.Tân Quy Quận 7 Tp.HCM
Điện thoại: (08) 37752609 - (08) 37752610
Hotline: 0917 977 299- 0903176676
Email: interiorpassion.co@gmail.com
Lưu ý: hình ảnh trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet